Phần mềm máy tính là một thuật ngữ rất quen thuộc với ai nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là bộ phận không thể thiếu ở bất kỳ chiếc máy tính nào, nếu không có nó người dùng sẽ không thể thực hiện được những tác vụ mong muốn. Hãy cùng khám phá những thông tin thú vị xoay quanh chủ đề này ngay sau đây.
Phần mềm máy tính – Định nghĩa chính xác và cụ thể
Phần mềm máy tính là một loại chương trình trung gian tập hợp các câu lệnh và hướng dẫn để người dùng tương tác và thực hiện các tác vụ trên máy tính. Các phần mềm này thường được viết bởi những lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao.
Phần mềm được coi là bộ phận thiết yếu của một chiếc máy tính, nếu không có các chương trình này thì các hoạt động của máy tính sẽ không còn ý nghĩa. Ngược lại, nếu không có hệ điều hành thì trình duyệt phần mềm cũng không thể hoạt động trơn tru trên máy chủ.
Những ngày đầu, chỉ có một số những máy tính cụ thể mới có thể sử dụng phần mềm máy tính và đi kèm với phần cứng của máy. Đến năm 1980 thì chương trình này phổ biến hơn và phát triển đa dạng như ngày hôm nay. Internet là điểm cung cấp phần mềm đảm bảo uy tín nhất.
Hiểu một cách cơ bản, tất cả các chương trình đang chạy trong máy tính của bạn chính là phần mềm. Những chương trình này giải quyết nhiệm vụ của chúng thông qua việc gửi chỉ thị, câu lệnh đến phần cứng hoặc phần mềm khác để thực hiện các thao tác liên quan.
Khác nhau cơ bản giữa phần mềm và phần cứng
Phần mềm và phần cứng máy tính là hai bộ phận thường bị mọi người nhầm lẫn về đặc điểm hình thức cũng như cách thức hoạt động. Để có thể phân biệt đơn giản và nhanh chóng nhất, hãy cùng theo dõi phần so sánh ngay dưới đây.
Đặc điểm phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính sẽ có những đặc điểm cơ bản nào mà người dùng cần biết:
- Là phần vô hình và có thể thay đổi.
- Chỉ đạo sự hoạt động của các phần cứng, giúp các thành phần tương tác hiệu quả với nhau.
- Ví dụ: hệ điều hành, ứng dụng tải xuống trong máy,…
Đặc điểm phần cứng máy tính
Đối với bộ phận phần cứng thì sẽ có những đặc điểm:
- Là phần hữu hình và cố định trong máy tính.
- Là các thiết bị của máy tính với nhiệm vụ thực hiện các thao tác vật lý: gõ thông tin, hiển thị, phát tiếng,…
- Ví dụ: bàn phím, màn hình, loa, chuột máy tính,…
Các loại phần mềm máy tính hiện có
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều các loại phần mềm được phát triển để phục vụ cho những mục đích sử dụng khác nhau của người dùng. Dưới đây bài viết sẽ phân loại cụ thể cho bạn những chương trình phần mềm phổ biến nhất được cài đặt trong máy tính.
Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống được hiểu cơ bản là một chương trình chính được thiết kế để điều khiển và vận hành cả phần cứng lẫn phần mềm trong máy tính. Loại phần mềm này cung cấp những chức năng cơ bản giúp cho các ứng dụng, phần mềm khác chạy đúng theo yêu cầu.
- Hệ điều hành: Hệ điều hành thể hiện rõ nhất qua bên ngoài chính là giao diện máy tính mà bạn đang sử dụng hay còn gọi là hệ thống cửa sổ. Một vài hệ điều hành phổ biến như Windows, MAC, Linux,…
- Trình điều khiển Driver: Phần mềm máy tính này giúp máy tương tác hoạt động với những thiết bị lắp kèm như thẻ hay máy in. Mỗi thiết bị như vậy khi hoạt động thì sẽ cần một trình điều khiển riêng.
- BIOS: BIOS là phần mềm hệ thống được lưu trữ trong ROM. Khi máy chủ bật lên, BIOS sẽ được kích hoạt đầu tiên và giúp hệ điều hành tự tải vào trong bộ nhớ.
- Utility: Đây là các chương trình máy tính tiện ích hỗ trợ trong việc bảo trì và chăm sóc máy.
Phần mềm ứng dụng
Bên cạnh phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng cũng là một phân loại của các chương trình chạy trên máy tính. Phần mềm ứng dụng có thể coi là loại phổ biến nhất khi chúng được cài đặt để phục vụ một nhu cầu nhất định của người dùng, ngoài ra còn có thể hỗ trợ cho một số phần mềm khác.
So với phần mềm hệ thống, phần mềm máy tính ứng dụng có thể có hoặc không và nó không ảnh hưởng gì đến hoạt động của máy tính. Bạn có thể tự do cài đặt hoặc xóa bỏ ứng dụng mà mình không mong muốn. Một số loại phần mềm ứng dụng quen thuộc:
- Phần mềm Microsoft cơ bản
- Các trò chơi điện tử
- Phần mềm âm thanh Window Media Player
Phần mềm máy tính lập trình
Phần mềm lập trình đúng với tên gọi của nó, là tập hợp những công cụ thiết kế dành riêng cho lập trình viên để họ viết phần mềm, viết mã và lập trình ứng dụng. Các phần mềm này sẽ giúp chuyển ngôn ngữ lập trình viên viết sang ngôn ngữ máy. Do được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực nên ít người dùng sử dụng các phần mềm này.
Phần mềm gây hại
Phần mềm gây hại được phát triển giống các loại phần mềm khác, tuy nhiên mục đích của chúng là để làm hư hỏng máy tính. Những đối tượng muốn phá hủy hay ăn cắp dữ liệu trong máy thường sẽ sử dụng phần mềm gây hại để thực hiện được hành vi của mình.
Phần mềm gây hại có thể được tạo ra trong những loại phần mềm của máy tính. Cách thức hoạt động của nó là sử dụng virus đưa vào máy chủ sau khi cài đặt. Một số virus gây ra vấn đề không quá lớn có thể sử dụng các phần mềm diệt virus để loại bỏ. Nặng hơn, virus xâm nhập có thể gây mất dữ liệu, làm hỏng phần cứng máy.
Phần mềm máy tính miễn phí
Đây sẽ là tổng hợp những chương trình chạy trong máy tính mà bạn hoàn toàn không mất chi phí để cài đặt nó. Một số phần mềm miễn phí hiện giờ không giới hạn thời gian cài đặt và sử dụng cho người dùng. Do chúng có sẵn trên internet và bạn có thể chọn tải xuống bất cứ lúc nào, hãy xem chúng được phân loại ra sao nhé.
- Phần mềm miễn phí: Những phần mềm thuộc phân loại này là miễn phí hoàn toàn, bạn chỉ cần thực hiện cài đặt về máy là có thể sử dụng được không giới hạn thời gian và không mất bất cứ khoản phí nào.
- Phần mềm dùng thử: Đối với phần mềm này, bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định như 7 ngày, 14 ngày hay thậm chí 1 tháng để trải nghiệm. Sau khoảng thời gian đó, nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bạn phải trả phí.
Phần mềm hoạt động trong máy tính như thế nào?
Với những chức năng chính được xác định ở trên, liệu bạn có băn khoăn rằng hoạt động của các phần mềm chạy trong latop diễn ra như thế nào hay không? Thực tế, cách chúng hoạt động sẽ phụ thuộc chủ yếu vào người lập trình viên viết ra chương trình đó.
Với mỗi phần mềm máy tính, người lập trình sẽ sử dụng ngôn ngữ riêng để viết ra các hướng dẫn cho máy tính. Sau khi hoàn thành xong, chương trình sẽ được chuyển sang loại ngôn ngữ khiến máy tính có thể đọc ra và hiểu được, sau đó thực hiện theo đúng những gì đã được lập trình.
Tiêu chí xác định chất lượng của phần mềm máy tính
Một phần mềm được đánh giá là chất lượng khi chúng đáp ứng được những tiêu chuẩn chung của người sử dụng cũng như mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Dưới đây sẽ là những tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng phần mềm.
Khả năng tiếp cận chương trình của người dùng
Phần mềm tiếp cận được càng nhiều người dùng và đem lại trải nghiệm cho họ chứng tỏ khả năng tiếp cận tốt và chất lượng phần mềm được đánh giá cao. Đây là cách xác định đơn giản mà chính xác nhất để đánh giá phần mềm.
Mức độ tin cậy của phần mềm máy tính
Mức độ tin cậy phản ánh liệu phần mềm có thực hiện được yêu cầu người dùng đưa ra hay không, có xảy ra rủi ro khi trải nghiệm hay không. Cụ thể hơn, bạn sẽ đánh giá qua tính hoàn thiện trong cấu trúc ứng dụng, khả năng xử lý và phục hồi, sự thống nhất trong quản lý dữ liệu,…
Đánh giá mức độ an toàn của phần mềm
Bảo mật được coi là tiêu chí không thể thiếu khi đưa ra đánh giá về các phần mềm máy tính hiện nay. Một chương trình chất lượng tốt sẽ bảo vệ được quá trình truy cập và sử dụng của người dùng diễn ra an toàn, đồng thời tự bảo vệ chính nó trước những nguy cơ xâm hại tiềm ẩn của các loại virus.
Khám phá cách lập trình phần mềm máy tính
Để lập trình được một phần mềm hoàn chỉnh và có thể sử dụng trên máy tính không phải quá trình đơn giản. Người thực hiện công việc này bên cạnh có kiến thức chuyên môn cũng cần rèn luyện kỹ thuật để tạo được phần mềm có tính ứng dụng cao cũng như khắc phục và cải tiến nó.
Để đơn giản hóa và giúp người đọc dễ hiểu hơn về quá trình phát triển một phần mềm máy tính, hãy theo dõi ví dụ mô phỏng dưới đây.
- Bước 1: Mở ứng dụng có thể soạn thảo văn bản trong máy. Đó có thể là Notepad, Textedit hoặc MS Word đều được.
- Bước 2: Soạn thảo mã nguồn. Ở bước này, lập trình viên sẽ viết các mã lệnh sử dụng ngôn ngữ lập trình để đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn cụ thể cho phần mềm.
- Bước 3: Lưu tập tin mã nguồn. Nếu sử dụng trình duyệt web để mở, lưu tập tin với đuôi .html trong phần Save as.
- Bước 4: Mở tập tin mã nguồn. Trình duyệt web sẽ mở mã nguồn và chạy chương trình.
Đây chỉ là mô phỏng đơn giản lại quá trình phát triển một phần mềm. Trên thực tế, để có thể tạo ra những phần mềm mà chúng ta đang sử dụng ngày hôm nay, người lập trình sẽ có những phần mềm riêng để thực hiện chúng, giúp các thao tác diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phần mềm máy tính cũng như phân loại các phần mềm hiện có. Hy vọng những kiến thức bổ ích được chia sẻ sẽ là cơ sở cho bạn trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin.