Lập trình viên không chỉ đơn giản mang đến cho nhiều người một nguồn thu nhập cao ngất ngưỡng mà còn dễ kiếm việc trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng công việc này đang có xu hướng bão hòa và không còn tốt như trước nữa. Vậy sự thật đằng sau những chuyện này là gì?
Lập trình viên là gì?
Một người đảm nhận công việc lập trình viên là người có khả năng làm việc với đa dạng loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để xử lý các vấn đề. Thường thì họ sẽ vận dụng những ngôn ngữ này vào việc thiết kế, sửa lỗi hoặc duy trì các phần mềm máy tính.
Tùy vào từng đầu công việc khác nhau mà những người này phải biết rõ về một khía cạnh máy tính nhất định. Cụ thể như những người làm việc với hệ điều hành IOS thì phải nắm vững các ngôn ngữ như Objective- C hoặc Swift.
Đa phần thì công việc này hiện nay được khá nhiều công ty và doanh nghiệp săn đón bởi nó có thể giúp họ tối ưu được khá nhiều thứ. Ví dụ như các công việc trước kia phải cần khá nhiều người thực hiện thì nay chỉ cần một lập trình viên với phần mềm của anh ta.
Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều người không thể theo đuổi được đầu công việc này đến cùng là do nó thực sự rất khó học. Không phải ai cũng có thể có đủ đam mê và nhiệt huyết để theo đuổi nghề này đến cùng và sở hữu mức lương vài ngàn đô như nhiều người mong ước.
Lập trình viên học ngành nào?
Để có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì bạn phải theo đuổi một số một số ngành học dưới đây. Nó không chỉ đơn thuần là ngành công nghệ thông tin như nhiều người thường nghĩ, công việc này được chia thành khá nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khoa học máy tính – Nghiên cứu mọi thứ về máy tính
Ngành học này sẽ yêu cầu người học phải tìm hiểu tất tần tật về máy tính cũng như những cách thức mà thiết bị này vận hành. Hầu như những thứ mà người theo học ngành này là lý thuyết và toán học, 2 thứ mà chỉ có những ai yêu thích các bộ môn logic mới có thể học nổi.
Đồng thời, khi theo đuổi những kiến thức của ngành này, bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Học Máy tính hoặc An ninh công nghệ. Bạn cũng nên thật sự lưu ý bởi những thứ hào nhoáng vừa được kể trên thực ra khá khô khan.
Hệ thống thông tin – Phân tích các cơ sở dữ liệu
Hầu hết những lập trình viên chọn chuyên ngành này sẽ được tìm hiểu về cách quản lý, phân tích và đánh giá các dữ liệu thông tin có sẵn. Để từ đó có thể cung cấp cho doanh nghiệp hoặc công ty những thông tin bổ ích hoặc những giải pháp để tối ưu các khía cạnh của tổ chức.
Để có thể thực hiện được những điều trên thì bạn sẽ được học về các ngôn ngữ lập trình chính như C#, Java, SQL và nhiều ngôn ngữ khác. Nhìn chung thì hầu như công ty nào ngày nay cũng cần ít nhất một vị trí này để có thể vận hành mọi thứ được tốt hơn.
Công nghệ phần mềm – Đòi hỏi kiến thức chuyên môn nhiều
Khi lựa chọn làm lập trình viên và tiếp xúc với ngành học này, bạn sẽ được học về các thứ như quy trình phát triển phần mềm, vận dụng công cụ phần mềm, quản lý các phần mềm. Hầu như các đầu công việc mà bạn phải thực hiện sẽ liên quan khá nhiều đến các phần mềm.
Dĩ nhiên là cũng tương tự với những ngành phía trên, bạn cũng sẽ được học khá nhiều về toán học, ngôn ngữ lập trình, máy tính. Những thứ này có thể giúp cho công việc của bạn trở nên tốt hơn và nhanh chóng tiến tới cột mốc vài ngàn đô như nhiều người hiện nay.
Kỹ thuật máy tính – Sự kết hợp giữa ngành Điện và Lập trình
Đòi hỏi khá nhiều những kiến thức chuyên môn về cả hai lĩnh vực là Điện và Công nghệ thông tin, không có quá nhiều người có thể theo đuổi ngành này. Tuy nhiên, đổi lại đó là một mức lương tương đối khá khủng khiếp đối với vị trí này trong công ty.
Khi tham gia ngành này, bạn sẽ được chỉ dẫn về cách xử lý, phát triển và thiết kế các thứ như phần cứng, phần mềm của máy tính. Điều này cũng đòi hỏi ở bạn một lượng kiến thức chuyên môn khá dày đặc và trình độ tay nghề ở mức khá.
Công việc mà người làm nghề lập trình viên thực hiện
Một người thực hiện các công việc của một lập trình viên sẽ chịu trách nhiệm xử lý và thiết kế nên các đoạn mã để xây dựng nên một phần mềm. Đôi khi, bạn cũng phải thực hiện các việc kiểm tra các đoạn mã này thường xuyên để đảm bảo nó vận hành đúng như mong đợi.
Ngoài ra, mỗi khi các hệ thống của doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn tham gia gặp phải các sự cố nhất định, bạn sẽ là người sửa chữa và nâng cấp chúng. Nhìn chung thì nó cũng đòi hỏi ở bạn một lượng kiến thức và tay nghề tương đối ổn định để có thể hoàn thành công việc tốt nhất.
Đi cùng với đó, bạn sẽ phải thực hiện một số công việc cùng với vị trí technical writers để thực hiện xây dựng lại một số dữ liệu người dùng. Điều này không chỉ đòi hỏi bạn các kiến thức chuyên môn mà còn thêm cả kỹ năng làm việc nhóm.
Cuối cùng, bạn có thể thực hiện các công nghệ nghiên cứu hoặc phát triển nên các công nghệ mới nhất để phục vụ cho đời sống, kinh tế, chính trị. Hầu như các công việc này sẽ yêu cầu bạn phải khá giỏi trong lĩnh vực của mình và có cơ hội làm việc tại các tổ chức cấp cao.
Chọn nghề lập trình cần phải biết những kiến thức gì ?
Để có thể thực hiện được công việc lập trình viên một cách tốt nhất thì bạn bắt buộc phải sở hữu khá nhiều các kiến thức khác nhau. Từ các kiến thức đến từ chuyên môn cho đến các kỹ năng mềm để có thể thực hiện các đầu công việc một cách hiệu quả nhất.
Một vài kỹ năng mềm cần thiết trong công việc lập trình viên
Thường thì công việc này sẽ đòi hỏi một nhân viên lập trình phải có đầy đủ các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học, sức khỏe tốt, bền bỉ. Nhìn chung thì những thứ này thường khá dễ để có thể học hỏi và ứng dụng trong công việc.
Cụ thể là đối kỹ năng làm việc nhóm, hầu như nó được ứng dụng trong mọi lĩnh vực mà một lập trình viên tham gia. Bởi có những chương trình mà một người không thể nào hoàn thành được và phải cần có sự phối hợp từ một nhóm nhiều người có khả năng làm việc với nhau.
Một lập trình viên cần có trình độ ngoại ngữ tốt, lưu loát
Do môi trường làm việc này cần bạn phải có một trình độ tiếng Anh đủ tốt để có thể hiểu hết toàn bộ những kiến thức chuyên môn. Chưa kể là bạn còn phải làm việc cùng với phần lớn người nước ngoài ở những môi trường làm việc quốc tế.
Để có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ thì ngày nay có khá nhiều cách khác nhau dành cho bạn, tùy vào mức tiền mà bạn có thể chi trả cho nó. Nếu bạn muốn cải thiện một cách nhanh chóng thì có thể bỏ tiền ra để theo học tại một số trung tâm hoặc mua các khóa học online
Biết đa dạng loại ngôn ngữ của lập trình viên
Dĩ nhiên, trong hàng loạt những kỹ năng và kiến thức cần có thì không thể nào thiếu được các kiến thức về mảng mobile, mảng embedded, mảng web, desktop app. Hầu hết các kiến thức nằm ở các mảng đều được giảng dạy khi bạn còn là một sinh viên.
Tuy nhiên, để có thể thuần thục cũng như vững hơn về nó thì tốt nhất bạn nên trau dồi tại môi trường làm việc thực tế. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm một số khóa học ngoài kia để nâng cao thêm các kiến thức mà bạn chưa thực sự giỏi.
Vì sao nên thử sức với công việc lập trình viên?
Hầu như bất cứ ai trong chúng ta đều có cơ hội để trở thành một lập trình viên giỏi với mức lương mà nhiều người mơ ước. Bởi ngành này mặc dù khá khó để học, tuy nhiên nếu như bạn chịu khó tìm tòi học hỏi thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hơn thế nữa, nhu cầu nhân lực về ngành này hiện tại vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm. Bởi nhiều doanh nghiệp ngoài kia đã dần nhận thức được vai trò quan trọng của một nhân viên lập trình trong công ty của họ.
Nếu bạn chịu khó học hỏi đúng nơi và giữ vững đam mê của mình thì mức lương khởi điểm khi ra trường của bạn có thể lên tới chục triệu đồng. Duy trì công việc này đủ lâu và sở hữu thêm nhiều kỹ năng mềm, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở môi trường quốc tế với mức lương 5.000 đến 10.000 USD.
Nghề lập trình cần những kỹ năng gì?
Ngoài những kỹ năng được nêu ở những phần trên thì nghề lập trình viên cũng đòi hỏi các kỹ năng như giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp. Mỗi kỹ năng đều cần bạn phải đạt tối thiểu ở mức trung bình khá tới tốt để có mức lương lý tưởng.
Thêm vào đó, khả năng làm việc trong một môi trường nhiều áp lực cũng là thứ mà một người làm nghề lập trình nên có. Để sở hữu được khả năng này đòi hỏi bạn phải có đam mê và mục tiêu đủ lớn, cùng với đó là khả năng quản lý stress cực kỳ tốt.
Mức lương và lộ trình thăng tiến nghề lập trình
Với một lập trình viên vừa mới tốt nghiệp và chưa có bất cứ kinh nghiệm nào có thể sở hữu một công việc thực tập với mức lương tầm 5 triệu. Tuy nhiên, khi bạn đã làm việc một thời gian và có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên thì mức lương sẽ khoảng 10 triệu trở lên.
Lúc này, bạn sẽ đảm nhiệm vị trí Junior trong công ty nhưng vẫn còn ở mức nhân viên. Cao hơn nữa là vị trí Senior với kinh nghiệm trên 3 năm với mức lương có thể trên 1.000 USD (tầm 25 triệu đồng), còn nếu bạn lên tới các cấp quản lý thì mức lương có thể hơn 5.000 USD.
Dĩ nhiên là con số này vẫn chưa dừng lại ở đó nếu như bạn không ngừng nâng cao các kỹ năng của mình và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Hiện nay đã có người khá nhiều có thể kiếm được hơn 10.000 USD mỗi tháng với công việc này.
Lời kết
Mặc dù nghề lập trình viên có thể mang đến cho người theo đuổi một công việc tốt hơn so với nhiều công việc khác hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng theo được tới cùng. Do đó, nếu như bạn chỉ muốn học hoặc theo đuổi nghề này vì lương thì nên cân nhắc thật kỹ.